Hiểu con trẻ qua từng bức vẽ

12/04/2022 Dạy Vẽ Cho Bé

Có rất nhiều cách để một đứa trẻ biểu lộ tình cảm, giống như vui đùa và nói, thì qua những bức vẽ cũng là một cách chúng hay dùng để thể hiện niềm vui, hạnh phúc, ước mơ, và đôi khi là nỗi sợ…

Vì thế, vô hình chung các bức vẽ của trẻ cũng chính là một cách thức giao tiếp với mọi người để giãi bày về thế giới xung quanh và những mối quan hệ mà trẻ cảm nhận được, đồng thời cung cấp cho các bậc làm cha mẹ khá nhiều thông tin về tính cách của các “hoạ sĩ nhí”.

Thông thường, trẻ từ 2 – 5 tuổi tiến dần từ giai đoạn vẽ những đường nét không rõ ràng đến giai đoạn vẽ lại “hiện thực trong trí tưởng tượng” với hình thù cụ thể và đường nét cơ bản. Khi được 6 – 9 tuổi, trẻ thực sự có thể vẽ lại “hiện thực theo mắt nhìn”, lúc này trẻ có khả năng sao chép khá cao và đã làm chủ được nét vẽ của mình. Nhưng dù là ở giai đoạn nào đi nữa, thì vẽ tranh vẫn là một hình thức bộc lộ tâm lý của trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất thông qua cách trẻ lựa chọn nguyên vật liệu, nét vẽ, màu sắc, chi tiết, bố cục…

 

 

Chọn lựa giấy và bút vẽ

Khi vẽ, trẻ không sử dụng nguyên vật liệu một cách ngẫu nhiên, mỗi một sự lựa chọn đều phản ánh tính cách tự nhiên của trẻ.

Những bút vẽ có đầu lớn, đậm nét, được trẻ có cá tính kiên quyết ưa thích, trong khi các trẻ gặp khó khăn trong việc biểu lộ hoặc quyết định sẽ chọn bút vẽ có đầu nhỏ. Kích thước khổ giấy được chọn là dấu hiệu cho thấy không gian mà đứa trẻ muốn chiếm lĩnh. Khổ giấy càng lớn chứng tỏ đứa trẻ càng muốn khẳng định bản thân, còn những trẻ chọn khổ giấy nhỏ hơn thường có khả năng tập trung tốt.

 

Đường nét bức vẽ

Nét vẽ cũng nói lên đôi điều về tính cách của trẻ. Trẻ thích nghi tốt, tính tình thân thiện thường vẽ những nét rõ ràng, không rườm rà, còn trẻ rụt rè hơn và hay bị ức chế lại chọn nét vẽ không rõ, vẽ đi vẽ lại hoặc dùng thước kẻ để vẽ cho thẳng.

Đường cong hay thấy ở những trẻ hiền lành hoặc biểu lộ sự nữ tính, đường thẳng và góc cạnh thường xuất hiện trong bức vẽ của những trẻ hiếu động. Độ đậm nhạt của nét vẽ cho ta biết tâm trạng của trẻ, nếu nét vẽ đều, ổn định thì ba mẹ có thể yên tâm rằng trẻ đang vui, nhưng khi nhận thấy có những đường nét mạnh bạo hằn lên giấy, bạn hãy gần gũi trẻ hơn để tìm hiểu và giải quyết một số khúc mắc mà trẻ có thể đang vấp phải.

Bố cục hình vẽ

Trẻ cảm thấy vị trí và mong muốn của mình ở môi trường xung quanh như thế nào thì cũng sẽ thể hiện hình ảnh trên giấy tương tự như vậy. Nếu hình vẽ chỉ chiếm một góc nhỏ thì ba mẹ cần động viên khích lệ trẻ hơn nữa để trẻ thêm tự tin và không quá khép kín hoặc thu mình lại. Hình vẽ lớn vừa phải và nằm ở giữa tờ giấy chứng tỏ trẻ có tâm trạng cân bằng và hạnh phúc với thực tại, nếu lệch sang bên trái thì trẻ thường hướng về quá khứ và có vẻ gắn bó với mẹ hơn, còn lệch sang bên phải sẽ tượng trưng cho tương lai, mang tính hướng ngoại hơn.

 

Màu sắc của bức vẽ

Việc quan sát cách trẻ chọn màu và tô màu sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về những cung bậc tình cảm khác nhau của trẻ. Trong khi các trẻ có đời sống tình cảm không ổn định thường sử dụng nhiều gam màu tối (nâu, xám, đen…), thì màu sắc trong những bức vẽ của các trẻ được bao bọc bởi tình cảm ấm áp lại luôn vui nhộn, sống động và rực rỡ. Sự kết hợp nhiều màu sắc đẹp mắt còn cho thấy khiếu thẩm mỹ của trẻ. Trẻ em hướng nội ưa thích những màu trầm, trẻ em hướng ngoại, cởi mở hay dùng gam màu sáng, ấm (đỏ, vàng, da cam…). Lúc trẻ tô màu, nếu màu tràn ra ngoài đường viền hình vẽ sẽ phản ánh khả năng độc lập và tính cách tự do, nhưng nếu màu sắc luôn nằm gọn ở bên trong và thậm chí không chạm đến đường viền thì có thể trẻ hơi thiếu tự tin và đang cần được hỗ trợ.

 

 

Vẽ tranh có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ và cả với ba mẹ của trẻ. Khi vẽ, trẻ giải tỏa được những cảm xúc không thể nói thành lời, gửi gắm những thông điệp mạnh mẽ và tự do bộc lộ bản thân thông qua cách trẻ mô phỏng lại toàn bộ những cảm nhận đối với thể giới xung quanh. Tuy nhiên, ngoài việc thông qua những bức vẽ thì ba mẹ cần gần gũi và dành nhiều thời gian để quan tâm đến con trẻ hơn để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của trẻ, kịp thời nâng đỡ, bảo vệ và giáo dục trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh hơn.

Tags:

Liên lạc với Bụi Nhỏ


    5-78-12>12

    Các chi nhánh của Bụi Nhỏ

    TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 02899955505

    Số 84A Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1 (Hẻm 82 Võ Thị Sáu)
    Số 6 Đường số 6, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3
    Số 6/5 Trần Phú, Phường 4, Quận 5
    Số 68 đường 817A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8
    Số 6G3, Đường số 52, KDC Tân Quy Đông, Quận 7
    Số 305/72 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình
    Số 720/16 - 720/18 Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình
    Số 87/11 Tân Thắng, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú
    Số 6 Trần Quốc Tuấn, Phường 1, Quận Gò Vấp
    347/6 đường Lê Văn Thọ, Phường 9, Quận Gò Vấp
    Số 36/53 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh
    23 Hoàng Lê Kha, Phường 9, Quận 6

    Hà Nội

    Điện thoại: 02899955505

    Tầng 4 Số 72 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Số 8 ngõ 11 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
    100 Thái Thịnh, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội
    B18-TT5 Khu đô thị Văn Quán, Q.Hà Đông
    Tầng 2, số 8 ngách 2 ngõ 199 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ (Tầng 2 nhà văn hóa phường Thụy Khuê, ngõ 11 Dốc Tam Đa)
    Tầng 6 số 627 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Bấm vào đây nếu bạn cần Bụi hỗ trợ